
Vay ngân hàng có phải là giao dịch liên kết không? Nếu bạn cũng đang có thắc mắc như trên, thì hẳn đây sẽ là bài viết dành riêng cho bạn.
Phần chia sẻ dưới đây giúp bạn tìm hiểu về chi phí lãi vay trong giao dịch liên kết, vay ngân hàng trên 25% vốn chủ sở hữu thì cần lưu ý những vấn đề gì? Cùng các thông tin bổ ích khác.
1. Giao dịch liên kết Ngân hàng là gì?

Để biết được vay ngân hàng có phải là giao dịch liên kết không, chúng ta cần điểm qua trước các khái niệm liên quan.
Giao dịch liên kết được hiểu là giao dịch giữa các bên có mối quan hệ liên kết, chi tiết các hoạt động giao dịch bao gồm: Mua/Bán, Thuê/Cho Thuê, Mượn/Cho Mượn, Chuyển giao/Chuyển nhượng, Vay/Cho vay,…
Trong giao dịch liên kết cần chú trọng các đối tượng sau:
- Các tài sản được quy định trong giao dịch bao gồm cả tài sản vô hình và hữu hình.
- Các bên có quan hệ liên kết bao gồm: Bên A tham gia giao dịch với vai trò là người điều hành, kiểm soát vốn hoặc đầu tư. Bên B đóng góp với vai trò người chịu sự điều hành, kiểm soát của bên A.
2. Giao dịch liên kết và chuyển giá có gì khác biệt?

Để phân biệt giao dịch liên kết và chuyển giá cần dựa vào trách nhiệm đối với nghĩa vụ đóng thuế của từng hình thức.
Giao dịch liên kết đề cập đến các hoạt động trao đổi tài sản, mua bán sản phẩm đối với các bên với nhau. Vì do có mối quan hệ liên kết, doanh nghiệp có xu hướng chọn mức giá giao dịch có lợi với việc tối ưu chi phí đóng thuế.
Cách thức này hợp pháp nếu doanh nghiệp chứng minh được mức giá dùng để trao đổi mua bán vẫn nằm trong phạm vi giá của giao dịch độc lập.
Ngược lại, chuyển giá là hình thức trốn thuế bằng cách khai khống giá của các giao dịch, hoạt động này nếu bị phát hiện tổ chức doanh nghiệp sẽ phải đóng bù mức thuế + phí phạt tương đương.
3. Vay ngân hàng có phải là giao dịch liên kết không?

Sau khi tìm hiểu về định nghĩa giao dịch liên kết cùng khám phá đặc điểm phân biệt giữa giao dịch liên kết và chuyển giá, câu hỏi đặt ra là Vay ngân hàng có phải giao dịch liên kết không?
Theo Tổng cục Thuế Việt Nam và nghị định được Bộ Tài Chính quy định, doanh nghiệp khi vay vốn tín chấp/thế chấp dùng cho mục đích kinh doanh có mức vốn vay cao hơn 25% vốn sở hữu, sẽ hình thành giao dịch liên kết và cần khai báo giá giao dịch liên kết theo quy định.
4. Ví dụ về khoản vay giao dịch liên kết với Ngân hàng
Để có thể hiểu rõ hơn về giao dịch liên kết là gì? Bạn có thể đọc tham khảo các ví dụ dưới đây:
Doanh nghiệp A vay ngân hàng với giá trị vốn vay cao hơn 25% vốn sở hữu, chiếm 50% tổng giá trị tất cả các khoản nợ, đây là một trong những hình thức của giao dịch liên kết.
Doanh nghiệp B vay bên C tối thiểu 10% vốn góp sở hữu cũng là một hình thức của giao dịch liên kết.
5. Lãi vay ngân hàng trong giao dịch liên kết

Khi nhắc đến lãi vay ngân hàng trong giao dịch liên kết, một vài thông tin cần lưu ý là:
Lãi vay khi trả cho các bên liên kết chiếm tỷ lệ cao hơn ngân hàng thương mại hoặc các đơn bị cho vay tài chính. Lý do là các doanh nghiệp có liên kết giao dịch được hưởng nhiều ưu đãi về thuế.
Tổng chi phí lãi vay sau áp dụng cho doanh nghiệp có giao dịch liên kết không vượt quá 30% EBITDA. Có thể hiểu lãi vay sau khi trừ đi lãi tiền gửi + lãi vay phát sinh không vượt quá 30% tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trong quá trình vay vốn.
6. Kinh nghiệm bị thanh tra về giao dịch liên kết
Thực tế, kiểm tra giao dịch liên kết là một trong các mảng được cơ quan thuế Việt Nam rất quan tâm.
Để có thể ứng phó tốt hơn trong quá trình kiểm tra gắt gao ấy, chủ doanh nghiệp nên chủ động trang bị cho mình những kiến thức liên quan đến vấn đề này. Trong đấy, một vài yếu tố quan trọng cần chú tâm là:
#1. Cần hiểu hơn về cách xác định chi phí lãi vay ngân hàng trong giao dịch liên kết
Doanh nghiệp cần lưu ý, tổng lãi vay khi trừ phần lãi của tiền gửi và vay phát sinh trong cùng giai đoạn của cá nhân nộp thuế không được vượt 30% tổng lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh trong.
#2. Cần hiểu hơn về một số trường hợp không cần kê khai trong bản nộp thuế

Vấn đề các doanh nghiệp hay gặp phải là không xác định chính xác đâu là trường hợp cần kê khai và không nhất thiết phải kê khai và lập hồ sơ thuế.
Hệ lụy đi kèm là doanh nghiệp bị ấn định tỷ lệ lãi suất cho những hạng mục không cần thiết, và phạt lãi thu chậm cho những hạng mục cần lập hồ sơ.
Tình trạng này khi kéo dài không chỉ ảnh hưởng đến việc quyết toán mà còn làm xấu đi hình ảnh thương hiệu doanh nghiệp đã xây dựng trong suốt quá trình hoạt động.
#3. Cần chú ý hơn về vấn đề phụ lục khi tiến hành kê khai giao dịch liên kết
- Chú ý về số liệu ghi chú trong sổ và khi kê khai phải đồng nhất với nhau.
- Cần kê khai đầy đủ các mối quan hệ liên kết của doanh nghiệp.
- Chú ý về kê khai mức giá trong các giao dịch giữ các các bên có mối quan hệ liên kết.
#4. Các vấn đề chú ý khi lập hồ sơ khai báo giao dịch liên kết
Khi lập hồ sơ giao dịch liên kết gửi lên cho cơ quan thuế, bạn cần chú ý một số vấn đề quan trọng sau:
- Cơ sở dữ liệu cần trung thực, lấy số liệu thực tế từ quá trình kinh doanh của công ty để phân tích và so sánh.
- Cần nêu rõ nguồn gốc dữ liệu dùng để xác định mức giá cũng như lợi nhuận khi doanh nghiệp có giao dịch liên kết.
- Xác định rõ cơ sở so sánh dữ liệu là gì, cần nhất quán cơ sở so sánh này xuyên suốt quá trình khai báo hồ sơ.
- Sử dụng đúng phương thức xác định giá khi có giao dịch liên kết trong quá trình kê khai.
Lời kết
Vậy là bạn đọc đã tìm được lời giải đáp cho câu hỏi vay ngân hàng có phải giao dịch liên kết không. Từ những thông tin trên chúng ta có thể thấy vay ngân hàng chính là một giao dịch liên kết khi hạn mức vay vốn cao hơn vốn sở hữu 25%.
Hơn thế, bài viết còn giúp bạn liệt kê những hạng mục quan trọng để doanh nghiệp có thể hoàn thành tốt hơn vấn đề kê khai khi có giao dịch liên kết.
Trả lời